QUY TRÌNH KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO LÚA

QUY TRÌNH KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO LÚA
Ngày đăng: 27/09/2018 11:00 AM

Hiểu và nắm rõ được quy trình canh tác và kỹ thuật bón phân cho lúa sẽ giúp cho lúa vụ mùa của bà con nông dân phát triển, tăng trưởng mạnh, cứng cây để tránh được với tình hình biến đổi khí hậu và sâu bệnh hại lúa như hiện nay.

Lợi ích của việc bón phân cho lúa theo bảng so màu 

Bón cân đối giữa Đạm và Kali, phối hợp hài hoài giữa phân bón gốc và phân bón lá. Ở giai đoạn đẻ nhánh (18-22NSS) và làm đòng (40-45NSS) bà con sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân bón đạm cho phù hợp để cây lúa phát triển và quang hợp tốt

Bảng màu so sánh lá lúa để người nông dân điều chỉnh lượng phân bón cho lúa phù hợp 

Tác dụng của một số loại phân bón cho lúa 

Phân đạm: Bón phân đạm giúp cho cây phát triển thân, lá, cây to khoẻ và cho bông lớn. Bà con không nên bón lai rai, bón dư đạm cây phát triển lá nhiều tán lá rậm rạp, nhiều chồi lúa vô hiệu là nguồn thức ăn hưu hiệu cho râỳ nâu, các loại bệnh như đạo ôn, bạc lá dẫn đến cây lúa bị lép nhiều không đạt năng suất.
Phân lân: Giúp cho cây lúa phát triển bộ rễ khoẻ, tốt nảy nhiều chồi và hạ phèn. Dùng phân lân bón lót hoặc bà con bón hết lượng lân vào đợt 1 và đợt 2.
Phân kali: Kali giúp cho cây lúa hấp thụ được các chất dinh dưỡng tốt làm cho cây lúa cứng cây, giảm được sâu bệnh hai lúa, giúp cây lúa chị hạn tốt, vận chuyển các chất đường bột tốt (hạt lúa vào chắc nhanh). Nên bón phân kali vào đợt 1 và đợt 3.
Để điều khiển chồi cây lúa phát triển hữu hiệu, số hạt chắc trên bông , giúp cây lúa phát triển tốt đạt năng suất cao . Muốn sử dụng thành công bà con cần chọn quy trình canh tác phù hợp thì việc điều khiên ở từng giai đoạn sẽ được dễ dàng hơn, tốt hơn hiệu quả hơn. Hộp Năng Suất + Giảm Rụng: Bộ sản phẩm phân bón kết hợp cho lúa ở vào giai đoạn cuối cho bà con mùa màng bội thu, Xem chi tiết tại đây 
Bà con lưu ý khi sử dụng phân bón lá:

  • Ruộng phải có nươc.
  • Phun đúng vào giai đoạn ta cần điều khiển.
  • Phải phun theo đúng nồng độ, phun quá liều sẽ không có tác dụng.
  • Thời điểm và liều lượng phân bón 

Áp dụng cho các giống có thời kỳ sinh trưởng từ 90 - 100 ngày 

Được chia ra thành các đợt như sau:

Bón lót: Trước khi gieo, sạ. Vùng đất nhiễm phèn nên bón lót phân lân từ 100 - 400kg/ha tuỳ vào độ phèn của đất, làm giảm độ phèn ngày từ đầu, bộ rễ cây lúa sẽ phát triển tốt hơn.​

Đợt 1: 7 - 10 ngày sau sạ (NSS): Bà con nên bón phân đợt 1 sớm nhằm giúp cho cây lúa phát triển tốt ngày từ ban đầu. Bón Urea + Lân, cần thiết thì bón thêm Kali.​​ 

Bà con lưu ý: phải đưa nước vào ngập ruộng 5cm trước khi bón phân cho lúa. Bù lạch thường gây hại ở giai đoạn này cần thăm non ruộng lúa thường xuyên.

Đợt 2: 18 - 22NSS: Bón Urea + Lân. Lưu ý bón vào những chỗ xấu để điều chỉnh độ đồng đều của ruộng lúa. Đối với ruộng sạ mật độ thấp hoặc giống nẩy chồi kém, sử dụng phân bón hữu cư Đẻ Nhánh phun ngay sau khi bón phân để làm gia tăng số chồi hữu hiệu. Bệnh đạo ôn, đốm vằn, sâu phao, sâu đục thân, sâu cuốn lá phát triển trong giai đoạn này vậy nên bà con cần chú ý thăm non để phòng trừ bênh hại lúa.

Đợt 3: Bón phân đón đòng:  Áp dụng theo nguyên tắc không ngày không số. Sau khi rút nước giữa vụ (30 - 40NSS) để cây lúa vàng 2/3 ruộng, bà con cần cho nước vào và bón đợt 3. Định mức phân bón tuỳ thuộc vào màu sắc của ruộng như sau:

  • Vàng tranh: 50kg Urea + 50kg Kali/ha
  • Xanh vàng: 25kg Urea + 75kg Kali/ha
  • Xanh đậm: Chỉ cần bón 100kg Kali/ha

Sau khi bón phân phải giữ nước đến lúa chín sáp vì ở vào giai đoạn này nếu để ruộng khô thiếu nước cây lúa sẽ bị lép. Bà con sử dụng phân bón trung lượng LP123 Amino - Canxi Mập Đòng giúp cây lúa làm đòng và trổ đòng tốt, khoẻ

Đợt 4: 55 - 72NSS: Khi cây lúa có triệu chứng thiếu phân ở giai đoạn trổ bông lẹt sẹt cần bón thêm phân Ure. Tốt nhất nên phun phân bón lá xanh lá đòng vào 2 giai đoạn 55 ngày sau sạ (trước trổ bông 1 tuần) và lúc cây lúa cong trái me (72 ngày sau sạ). Bà con lưu ý thường xuyên thăm nom ruộng lúa để phòng chống sâu bệnh hại lúa.

Trên đây là một số quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật trong canh tác lúa mạng lại hiệu quả kinh tế cao cho nông nghiệp trồng trọt. Nếu bà con còn thắc mặc hoặc chưa rõ về các quy trình này hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Phân bón Long Phú Luôn đồng hành cùng bà con nông dân.

Zalo
Hotline